Copywriter là cái chi chi rứa

Chuyện ngày đầu đi học lớp “Cần-ten” (Content) của hai cậu “Ma-cà-tưng” (Marketer) nhập môn…

A: Copy-writer là cái chi chi vậy mày? (rất nhiều người đi học mà chẳng biết trước mình sẽ học gì???)

B: Chu choa mạ ơi thì là người viết bài copy của người khác – Sinh viên giọng Huế ngáy ngủ hồi đáp.

A: Copy là việc tao làm mỗi học kỳ mà? Thế chắc tao cũng là copy-writer rồi.

B: Mi khôn rứa. Đúng rồi, thì cứ cắt nghĩa đơn giản bẻ đôi Copy là “cọp-pi” bài bạn và “gái-tơ” (ahihi) thì là người viết.

A: Vậy thôi đi học làm chi rứa thế mi? – Sinh viên A cố tình giả giọng Huế trêu đùa

B: (Gãi gãi đầu) Mi cũng biết là môn học bắt buộc mà.



Ví dụ trên sẽ thấy rất phổ biến với trong những lớp học cả chính quy lẫn ngoại khóa. Bởi vì dù rất nhiều người không chỉ ngoài nghề, mà cả trong nghề cũng vẫn “mù mờ” đôi chút về định nghĩa cốt lõi của thuật ngữ “Copywriter”.

Vì vậy, Viết Chơi Xơi Chữ (Vitchoi) xin mạn phép nêu ra vài khía cạnh giản đơn xung quanh cụm từ “Copywriter” dựa trên bức ảnh được lượm lặt từ Internet.



1. Copywriter is not just about writing, it’s about using words to make an idea come alive.
– Dịch thuật: Copywriter không chỉ đơn thuần là viết. Mà mục đích thực sự là sử dụng các con chữ nhằm đưa ý tưởng đến gần cuộc sống thực.

– Hiểu rộng: Copywriter không chỉ gói gọn trong việc viết bài cho thật xuất sắc. Mà các nội dung được thể hiện cần phải hữu ích, và đi đôi với thực tế.

– Quan điểm Vitchoi: Câu nói trên có thể đưa ra điểm khác biệt cơ bản giữa người viết văn cổ điển, và những copywriter hiện đại. Bởi các thông điệp được xuất xưởng từ Copywriter hướng đến các giá trị cộng đồng, và thậm chí mang tính thương mại so với chủ nghĩa lãng mạn thường thấy trong các tác phẩm văn, thơ.

2. Copywriter creat advertisements that make you laugh, smile and cry. What a great way to connect with people.
– Dịch thuật: Copywriter tạo ra các mẩu quảng cáo làm người đọc được cười, được vui vẻ và cả được khóc. Đây là cách tốt để kết nối mọi người.

– Hiểu rộng: Các thông điệp quảng cáo từ copywriter cần phải chạm đến “trái tim” người đọc. Vì khi khiến một người có thể bật ra cảm xúc “hỉ, nộ, ái, ố” thì đó cũng chính là lúc hình thành sợi dây kết nối tâm hồn.

– Quan điểm Vitchoi: Người viết văn và copywriter hay đều có điểm chung là họ biết cách vận dụng kiến thức, và kỹ năng để truyền tải thông điệp một cách hiệu quả nhất. Và cách nhận định đơn giản nhất về tính hiệu quả chính là cảm xúc của người đọc. Về sau, cả hai sẽ khác với nhau ở chỗ mục đích cuối.

3. Copywriter write for television, radio, newspaper, magazine, brochure, website, poster, billboards, Twitter, Facebook and any more. There will be a whole lot more to work with before this sentence ends.
– Dịch thuật: Copywriter viết nội dung cho truyền hình, đài phát thanh, báo, tạp chí, tờ rơi, trang web, poster, bảng quảng cáo, Twitter, Facebook và vâng vâng.

– Hiểu rộng: Copywriter là một người vô cùng đa dạng, và họ không chỉ gói gọn trong câu từ trong riêng độc phương thức thể hiện nhất định. Dân làm copywriter giỏi là người biết cách lan truyền thông điệp chủ đích một cách hiệu quả trên nhiều hình thức.

– Quan điểm Vitchoi: Copywriter không chỉ viết chữ, mà họ còn viết cả ý tưởng (idea). Vì vậy, idea có thể bay lượn vòng vòng trên nhiều phương tiện khác nhau như tivi, radio, hoặc là mạng xã hội. Tất nhiên ở mỗi phương thức thì có cách thể hiện chuyên biệt riêng, và người làm copywriter cần sự hỗ trợ của các cộng sự khác như thiết kế, biên kịch.

4. Copywriter have to find words to talk to different groups of people. You have to speak their language.
– Dịch thuật: Copywriter phải tìm “đúng từ” để có thể truyền tải “đúng thông điệp” đến các kiểu người khác nhau. Bạn phải nói chính xác được ngôn ngữ riêng của mỗi nhóm người.

– Hiểu rộng: Copywriter sẽ đứng trên quan điểm của người nghe để có thể lựa chọn đúng thông điệp để truyền tải. Bởi vì mỗi nhóm người sẽ có những đặc điểm tâm lý khác nhau, nên chúng ta không thể áp dụng cái “chung” cho cái “riêng”.

– Quan điểm Vitchoi: Chúng ta không thể nói tiếng Việt cho người Mỹ hiểu, nên ta chỉ có thể chia sẻ quan điểm bằng cách nói “đúng” thứ tiếng bản xứ của họ. Tuy nhiên, câu này theo Vitchoi nên được hiểu rộng hơn là kiểu “ngôn ngữ không lời”. Tại sao như vậy, nên hỏi riêng Vitchoi hoặc tham gia workshop để có được nhận định rõ hơn.

5. Understading people is the most important tool a copywriter can have. It really helps when you have to advertise the most boring product in the world.
– Dịch thuật: Hiểu người khác là công cụ quan trọng nhất mà copywriter cần. Điều này sẽ giúp bạn có thể quảng cáo cả những sản phẩm “chán nhất”  trên phạm vi toàn cầu.

– Hiểu rộng: Thấu hiểu lòng người là “vũ khí” đắc lực nhất để một copywriter có thể “bất khả chiến bại”. Nếu bạn nắm được “huyệt điểm” của đối phương, thì chỉ là một động tác nhỏ cũng mang lại dư chấn lớn.

– Quan điểm Vitchoi: Có một câu nói của dân sale thế này “Không có sản phẩm tệ, chỉ có người bán hàng tồi”. Tương tự như vậy, nếu bạn cứ chăm chăm vào cái bạn “muốn”, thì sẽ dễ dàng bị khách hàng từ chối bởi cái họ “cần”. Tuy nhiên, điều này về chung quy chỉ có khả năng hỗ trợ một phần nào đó thôi, vì một chiến dịch thành công còn dựa vào rất nhiều yếu tố. Đại loại như kiểu “hay không bằng hên”.

6. It’s not just about selling. It’s about making people feel good about the brand.
– Dịch thuật: Copywriter không viết cái để bán, mà họ viết cái để khách hàng cảm thấy tốt về thương hiệu.

– Hiểu rộng: Quảng cáo không phải là thứ để bán, mà nó chỉ là một thứ để “kích cầu” tiêu dùng. Và quan trọng hơn cả là giúp khách hàng có nhận định thân thiện về thương hiệu.

– Quan điểm Vitchoi: Đừng cố nghĩ về chiến thuật PUSH (đẩy sản phẩm), mà hãy tìm cáhc để PULL (lôi kéo) khách hàng. Tất nhiên, ta không thể dùng câu “hữu xạ tự nhiên hương” trong thời đại giành giật ngày nay. Nhưng một thông điệp được truyền tải đúng sẽ khiến cho khách hàng cảm nhận nhiều hơn về GIÁ TRỊ (feel good) mà khách hàng dễ bị bỏ qua bởi các yếu tố như giá, thương hiệu.

Ý ngoài lề:

10: Con số đại diện cho số lần copywriter phải “xé nháp” để cho ra idea hay!!!

3 (sáng/trưa): Khoảng khung giờ mà copywriter thường “đẻ” ra điều mới lạ. Có thể là sau một cơn mộng mị, hoặc một trận cãi vã với sếp???



Chu Choa Copywriter là cái chi rứa?


Hai cậu sinh viên sau hồi ngáp ruồi trước bài giảng “tứ lung tung” của thầy, thì họ vẫn gãi đầu bởi Copywriter là cái chi chi. Vậy cuối cùng chân dung của một copywriter đúng nghĩa là như thế nào?

Vitchoi xin phép không được mổ xẻ sâu thêm vì chỉ sợ ý tứ rườm rà. Thêm nữa, với cụm từ “copywriter” được gõ trên google thì bạn cũng sẽ có hàng đống kiến thức để ngốn cả năm.

Do vậy, Vitchoi (Viết Chơi Xơi Chữ) chỉ mong là bài viết này đã lột trần vài ý niệm cần có để bạn hiểu rõ rằng Copywriter là cái chi chi rứa.

– Viết Chơi Xơi Chữ –

Cần Thơ, 28-10-2017